Không khó để tìm thấy một chiếc máy pha cà phê xuất hiện phổ biến từ căn bếp của mỗi gia đình, những quán cà phê mang phong cách hiện đại, hay thậm chí là những chiếc xe đẩy trên đường phố, trong ngõ ngách. Trên thực tế, chúng ta có thể học cách sử dụng máy pha cà phê đơn giản, nhưng để duy trì hiệu suất hoạt động của nó thì việc vệ sinh và bảo dưỡng mới là tối quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bỏ túi thêm các tips vệ sinh máy pha cà phê tại nhà.
1. Vệ sinh ngay sau khi pha:
Sự thật, ngay sau khi pha cà phê xong, nhiều cặn bã cà phê vẫn còn đọng lại trên filter của máy pha cà phê. Đây cũng là vấn đề bạn cần lưu ý lau dọn thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và hiệu suất hoạt động của máy pha.
Các bước cần thực hiện để vệ sinh filter:
- Tháo tay cầm ra khỏi máy
- Đổ bỏ hết bã cà phê vào thùng chứa bã
- Dùng cọ/ chổi quét sạch hết bã cà phê còn sót lại trong filter
- Rửa lại filter bằng nước nóng để vừa vệ sinh vừa duy trì nhiệt độ cho những lần pha sau
Một số lưu ý:
- Tuyệt đối không bỏ bã cà phê vào ống nước thải (bã cà phê có chưa dầu, dễ làm tắc ống)
- Không đập mạnh filter vào thùng chứa bã, gây biến dạng.
2. Vệ sinh vào cuối ngày
Vào cuối ngày, chúng ta có nhiều thời gian để vệ sinh máy pha cà phê hơn, theo đó nhiều bộ phận thường xuyên sử dụng cần được làm sạch hơn, bao gồm: grouphead, vòi hơi đánh sữa, khay chứa và khoang chứa nước thải,…
Với Grouphead, chúng ta cần:
- Lắp tay cầm vào grouphead
- Sử dụng khăn nhỏ cuốn vào tay cầm
- Ấn xả nước nóng để loại bỏ cặn bã cà phê
- Cọ vệ sinh thành máy và lưới lọc, sau đó tiếp tục xả nước để rửa sạch
- Sử dụng thêm dung dịch vệ sinh máy để làm sạch
Lưu ý:
- Phần cặn bã cà phê sẽ được lắng xuống filter kính
- Cọ nhẹ nhàng lưới lọc vì lưới lọc khá mỏng
Với vòi hơi đánh sữa, chúng ta cần:
- Lấy khăn ướt bọc ống vòi hơi
- Xả nước khoảng 10 giây để hơi nước làm mềm cặn bên trong vòi đánh sữa
Với khay và khoang chứa nước thải:
Chúng ta cần sử dụng loại dung dịch (bột) chuyện dụng để vệ sinh cho máy pha cà phê, tránh các loại nước rửa bát, bột giặt. Trong trường hợp không có, chúng ta có thể tạm dùng nước thường để vệ sinh máy.
3. Vệ sinh mỗi tuần
Để đảm bảo hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của máy, chúng ta cũng cần đặt lịch để vệ sinh tổng thể một lần vào mỗi tuần, đảm bảo loại bỏ các loại bụi bẩn và bã cặn cà phê tích tụ.
Các bước tổng vệ sinh cũng tương tự như việc bạn vệ sinh mỗi ngày, tuy nhiên hãy để ý kĩ hơn để tháo tay phin lọc ra khỏi filter handle (tay cà phê), ngâm vào bột vệ sinh máy và để qua đêm để các cặn bẩn được loại bỏ hoàn toàn.
Vệ sinh thêm các bộ phận khác như hộp đựng bã, hộp đựng cà phê, hộp gạt để đảm bảo máy sẽ luôn sạch sẽ cho việc vận hành vào tuần tới.
Tóm lại, việc vệ sinh máy pha cà phê thường xuyên giúp bạn tiết kiệm rất lớn các khoản chi phí cho dịch vụ bảo dưỡng hay sửa chữa về sau. KAFFA hi vọng rằng những thông tin phía trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình “chăm sóc” cho chiếc máy pha cà phê nhà mình nhé !